Các bộ sưu tập Đồ gốm Nhữ

Hai chiếc bát trong bộ sưu tập Percival David.

Năm 2012, Sotheby's đã xác định được 79 hiện vật hoàn chỉnh còn tồn tại,[3] và danh sách sửa đổi của Regina Krahl cho đợt chào bán đồ gốm Nhữ tiếp theo của họ vào năm 2017 đã tăng con số này lên 87;[22] Bảo tàng Cố cung đã đưa ra một danh sách khác vào năm 2015 với tổng số 90 hiện vật trong các bộ sưu tập khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm một số bị hư hại trong trận hỏa hoạn năm 1923;[35] Krahl đã thêm và bớt một số hiện vật từ danh sách này.[22] Hiện nay cũng có nhiều mảnh vỡ được tìm thấy tại khu vực lò nung gốm. Các bộ sưu tập lớn nhất, theo danh sách của Sotheby's là:

Số lượng hiện vật được công nhận đã tăng lên đáng kể từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là từ các hiện vật trong các bộ sưu tập được nhận dạng và xác định hơn là từ các hiện vật không được biết đến trước đó xuất hiện. Godfrey St George Montague Gompertz (1904-1992) đã đưa ra danh sách tổng cộng 31 hiện vật bên ngoài Trung Quốc trong ấn bản đầu tiên năm 1958,[3][36] nhưng đã sửa lại thành 61 hiện vật bao gồm cả những hiện vật ở Trung Quốc trong ấn bản lần hai năm 1980;[21] ngay cả trong số các viện bảo tàng thì kiểm đếm và số lượng có phần khác với danh sách mà Sotheby's đưa ra năm 2012. Điều này dựa trên danh sách của Degawa Tetsuro trong một danh lục triển lãm năm 2009, với một số bổ sung.[3] Sự thống nhất về số lượng hiện vật vẫn chưa đạt được. Năm 2014, người ta cho rằng một chiếc bát gốm Nhữ đã được xác định trong bộ sưu tập của Bảo tàng Gốm sứ PrincessehofLeeuwarden, Hà Lan. Hiện vật này được đưa vào danh sách của Regina Krahl năm 2017.[22] Một hiện vật dường như không xuất hiện trong bất kỳ danh sách nào đã được Bảo tàng Nghệ thuật Cincinnati xác định là "đồ gốm Nhữ" vào năm 2016.[37] Bảo tàng Hà Nam có một chiếc bình với trang trí mà người ta nói rằng nó được khai quật vào năm 1987 tại khu lò gốm Thanh Lương Tự.[38] Một dự án nghiên cứu tại Bộ sưu tập Nghệ thuật bang Dresden đã dẫn đến việc xác định một chiếc bát gốm Nhữ trong bộ sưu tập đồ sứ vào năm 2021.[39]

Triển lãm

Năm 2016, một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh bao gồm 29 hiện vật hoàn chỉnh, cộng với 4 hiện vật được phục dựng lại từ một lăng mộ và nhiều mảnh vỡ từ quá trình khai quật. 30 hiện vật "kiểu Nhữ" muộn hơn cũng được trưng bày. Bảo tàng Cố cung Quốc gia ở Đài Bắc cũng có một cuộc triển lãm vào năm 2006–2007. Cả hai đều bao gồm các hiện vật mượn từ Bảo tàng Anh và các bảo tàng khác, nhưng cho đến nay các bộ sưu tập của Đài Bắc và Bắc Kinh vẫn chưa có một cuộc triển lãm chung nào.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Nhữ http://www.alaintruong.com/archives/2015/08/09/324... http://wp.ocs-london.com/wp-content/uploads/2015/1... http://www.sothebys.com/en/auctions/2012/ru-hk0367... http://www.sothebys.com/en/news-video/videos/2017/... http://www.theartnewspaper.com/news/rare-ru-bowl-d... http://english.chnmus.net/Collections/2011-07/06/c... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...